1. Khám sức khỏe doanh nghiệp gồm những gì?
Khám sức khỏe định kỳ của doanh nghiệp là quy định bắt buộc trong luật lao động 2012 theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội, việc làm này không chỉ kiểm tra, đánh giá sức khỏe của CBNV mà còn để thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty đối với người lao động.
Thông thường quy trình khám sức khỏe sẽ bao gồm các bước:
- Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số BMI, đo mạch, huyết áp
- Khám chuyên khoa: Khám nội, Khám Tai - Mũi - Họng, Khám Mắt, Khám Răng, Khám phụ khoa (đối với nữ)
- Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng
- Các xét nghiệm
- Bác sĩ tổng hợp kết quả và đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe
2. Các xét nghiệm cần thiết trong khám sức khỏe định kỳ hàng năm
2.1. Xét nghiệm huyết học
Xét nghiệm huyết học hay xét nghiệm công thức máu (huyết đồ) là xét nghiệm quan trọng để kiểm tra, phân tích máu. Nhằm xác định được các chỉ số cần thiết về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đây là thông số quan trọng để bác sĩ đưa ra các chẩn đoán liên quan đến bệnh lý về hệ tạo máu như: thiếu máu, ung thư tủy, suy tủy, hoặc một số bệnh viêm nhiễm khác. Đây chính là cơ sở để các bác sĩ đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe của người lao động. Khi khám tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn các mẫu máu sẽ được thực hiện tổng phân tế bào bằng máy đếm tự động 24 chỉ số hiện đại cho kết quả nhanh chóng và tỉ lệ chính xác cao.
2.2. Xét nghiệm hóa sinh
Đây là xét nghiệm nhằm xác định các thông số quan trọng đánh giá các chức năng quan trọng của cơ thể như:
- Các định lượng Cholesterol, LDL-C, HDL-C, Triglycerid xác định mỡ máu
- Các định lượng Glucose, HbA1c nhằm tầm soát bệnh Đái tháo đường
- Các chỉ số: AST (GOT), ALT (GPT), GGT, định lượng Bilirubin (toàn phần, trực tiếp và gián tiếp) để đánh giá chức năng gan.
- Các chỉ số Creatinin, Ure xét nghiệm chức năng thận
- Xét nghiệm Acid uric trong máu đánh giá nguy cơ bệnh Gout
2.3. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu cũng là một xét nghiệm cơ bản thường được thực hiện khi khám sức khỏe định kỳ. Thông qua các thông số trong xét nghiệm này các bác sĩ có thể đánh giá hoạt động của các cơ quan như thận, gan, tụy và cơ quan bài tiết trong cơ thể người lao động.
2.4. Xét nghiệm miễn dịch
Xét nghiệm miễn dịch là các xét nghiệm dựa vào tình trạng miễn dịch của cơ thể để tìm ra các căn nguyên như nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus), hormone, sắc tố hemoglobin trong máu,... từ đó giúp chẩn đoán được các bệnh khác nhau dựa vào kết quả của phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tổng hợp. Trong khám sức khỏe định kỳ các xét nghiệm này được sử dụng để tầm soát các bệnh ung thư, phát hiện tác nhân virus như tầm soát ung thư tiền liệt tuyến, tầm soát ung thư cổ tử cung,...
3. Những lưu ý trước khi làm xét nghiệm
Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để lấy mẫu máu xét nghiệm.
Ngoài ra, trong vòng 8 – 12 tiếng trước khi lấy mẫu máu, người lấy máu cần nhịn ăn, không uống các loại nước như nước ngọt, nước trái cây, sữa, rượu… nhưng có thể uống nước lọc. Không uống thuốc trước khi xét nghiệm máu
Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... trước khi làm xét nghiệm
Với xét nghiệm nước tiểu, khi lấy mẫu bệnh nhân cần đi một chút nước tiểu, sau đó mới lấy phần nước tiểu giữa dòng vào ống đựng vô khuẩn do nhân viên y tế chuẩn bị trước
Như vậy, ngoài khám các chuyên khoa cần thiết khi khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ người lao động sẽ được thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá như xét nghiệm huyết học, xét nghiệm hóa sinh, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm miễn dịch.
Các Dịch Vụ Chăm Sóc Y Tế Tại Nhà:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- DỊCH VỤ CHĂM SÓC Y TẾ TẠI NHÀ TOÀN TÂM
- Địa chỉ: Số 1N, Đường Bà Triệu, Phường 12, Quận 5, TP. HCM
- Hotline: 037 9336039 - 0965834139
- Email: chamsocytetainha.vn@gmail.com
- Website: https://www.chamsocytetainha.vn