img

Dịch vụ "Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà" của Toàn Tâm là một phần quan trọng trong tầm nhìn của chúng tôi về việc cung cấp chăm sóc y tế toàn diện và chu đáo cho các bệnh nhân tại nhà. Chúng tôi cam kết mang lại sự an toàn, thoải mái và chất lượng trong quá trình chăm sóc người bệnh, đồng thời giúp họ phục hồi và duy trì sức khỏe một cách tốt nhất tại môi trường quen thuộc của mình.


Dưới đây là một số điểm nổi bật về dịch vụ "Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà" của chúng tôi:

1. Chăm Sóc Toàn Diện

Chúng tôi cung cấp một loạt các dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của bệnh nhân. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm theo dõi sức khỏe, chăm sóc vết thương, quản lý dược phẩm, hỗ trợ vận động, tư vấn dinh dưỡng và nhiều dịch vụ y tế khác.

2. Đội Ngũ Y Tế Giàu Kinh Nghiệm

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia y tế, bao gồm bác sĩ, y tá, điều dưỡng, và các chuyên gia khác, đều có kinh nghiệm và đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực chăm sóc tại nhà. Họ sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho sức khỏe của bạn hoặc người thân.

3. Tùy Chỉnh Dịch Vụ

Chúng tôi hiểu rằng mỗi bệnh nhân có các nhu cầu riêng biệt, và do đó, chúng tôi tùy chỉnh dịch vụ để đảm bảo rằng mọi người nhận được chăm sóc phù hợp. Chúng tôi lắng nghe và hiểu rõ mong muốn của bệnh nhân và gia đình để cung cấp giải pháp tốt nhất.

4. Sự Tiện Lợi Tại Nhà

Dịch vụ chăm sóc tại nhà giúp bệnh nhân tránh phải di chuyển đến bệnh viện hay phòng khám, giúp họ tiết kiệm thời gian và nỗ lực. Chúng tôi sẽ đến tận nhà của bạn để cung cấp dịch vụ chăm sóc, giúp bạn cảm thấy thoải mái và tiện lợi.

5. Chất Lượng Và An Toàn

Chất lượng và an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn y tế cao cấp để đảm bảo rằng bạn nhận được chăm sóc y tế tốt nhất và an toàn nhất.

Dịch vụ "Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà" của Toàn Tâm không chỉ là việc cung cấp dịch vụ y tế, mà còn là việc chia sẻ tình thần chăm sóc và sẵn sàng hỗ trợ trong mọi khía cạnh của sức khỏe của bạn. Chúng tôi hy vọng mang lại sự an yên và sức khỏe cho bạn và gia đình của bạn trong mọi giai đoạn của cuộc sống.


Chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người bệnh là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến khả năng hồi phục nhanh hay chậm của người bệnh. Đồng thời việc này còn giúp cho gia đình tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian trong quá trình chăm nom.

1. Phòng tránh lây nhiễm

Có một số bệnh nhân mắc các căn bệnh có khả năng lây nhiễm qua các trường hợp tiếp xúc bệnh nhân như không khí, chất thải, nước mủ...  Chính vì vậy, để đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe thì người chăm sóc người bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm theo những nguyên tắc sau:

  • Luôn sử dụng khẩu trang, bao tay khi chăm sóc người bệnh. Rửa tay trước và sau khi chăm sóc.
  • Sử dụng các dụng cụ y tế sử dụng một lần. Với các dụng cụ y tế tái sử dụng thì phải được ngâm và rửa sạch với dung dịch sát khuẩn chuyên dụng trong Y tế. Dụng cụ tái sử dụng phải được hấp tiệt trùng (vô khuẩn) trước khi sử dụng lại. Đối với những dụng cụ sạch không xâm lấn cần được sử lý với cồn 70o
  • Nên giải thích cho người bệnh về mục đích mình đeo khẩu trang nhằm tránh bệnh nhân hiểu nhầm mình đang bị xa lánh.
  • Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn
  • Khi chăm sóc người bệnh tại nhà thì việc kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân là vô cùng quan trọng nhằm kịp thời có các biện pháp xử lý chính xác. Đồng thời những dấu hiệu này còn có tác dụng xác định tình trạng của bệnh nhân đang biến chuyển tốt, xấu hay bình thường.
    Những hoạt động cần thiết để kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân gồm có:
  • Kiểm tra thân nhiệt: nhiệt độ cơ thể bình thường nằm trong khoảng 360C - 370C. Để kiểm tra thân nhiệt thì người chăm sóc sử dụng nhiệt kế và có thể đo nhiệt độ tại các vùng như nách, trán, hậu môn.
  • Đếm nhịp thở: nhịp thở là biểu hiện rất rõ tình trạng cấp thời của bệnh nhân. Nhịp thở của một người bình thường là 16 – 20 lần/phút. Tùy từng trường hợp bệnh nhân mà có sự rối loạn nhịp thở, tần số
  • Đo huyết áp: Huyết áp bình thường được xác định khi: Huyết áp tâm thu từ 90 mmHg đến 129 mmHg. Huyết áp tâm trương: Từ 60 mmHg đến 84 mmHg.

Huyết áp thấp:

Huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg.

Huyết áp thấp dẫn tới máu không cung cấp đủ cho sự hoạt động các cơ quan nhất là những cơ quan ở xa và trên cao như não có thể có biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.... 

Huyết áp cao

Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây các bệnh như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... làm cho hàng trăm nghìn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm. Các bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm tới 33% tổng số ca tử vong toàn quốc. Năm 2009 tỷ lệ cao huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên là 25,1%.

      Phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018:

  • Huyết áp tối ưu: Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg.
  • Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu 120-129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 80-84 mmHg.
  • Huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg.

2. Tư thế trị liệu thông thường

Các tư thế nằm và ngồi đúng cách cho bệnh nhân là một điều quan trọng trong việc cung cấp sự thoải mái cho bệnh nhân và tránh những biến chứng không đáng có. Từ đó giúp cho việc chăm sóc bệnh nhân đạt kết quả tốt hơn. Khi chăm sóc người bệnh tại nhà thì tư thế nằm là một trong những điều mà rất ít người thân bệnh nhân biết để có thể đưa ra những hỗ trợ phù hợp ngay lập tức.
Mỗi từ thế nằm, ngồi đều có tác dụng và phù hợp với một số bệnh nhất định.
 Tư thế nửa nằm, nửa ngồi:  Chỉ định dành cho các bệnh nhân bị khó thở trong các trường hợp bệnh hô hấp, suyễn, viêm phổi, khí phế thủng, bệnh tim và thời kỳ dưỡng bệnh đối với người lớn tuổi. Lúc này bệnh kê đầu, vai lưng của bệnh nhân sao thân người bệnh nhân tạo thành góc 450 so với phần chân.

Tư thế nửa nằm, nửa ngồi

Tư thế nằm ngửa: tư thế này dành cho những bệnh nhân nằm sau khi bị ngất, choáng, sau khi xuất huyết hoặc bị bại liệt. Không sử dụng khi bệnh nhân hôn mê, nôn ói. Khi nằm tư thế này cần lót gối mềm ở đầu, cổ, thắt lưng và dưới đầu gối để bệnh nhân cảm thấy thoải mái

 

Tư thế nằm ngửa

Tư thế nằm nghiêng: cho bệnh nhân nằm nghiêng trong các trường hợp thăm khám vùng hậu môn, lưng hoặc nghỉ nghơi.
Lúc này cho bệnh nhân nằm nghiêng sang phải hoặc trái, đầu có gối hoặc không, chân trên co nhiều, chân dưới hơi co hoặc duỗi thẳng. Lót gối dưới chân và tay của bệnh nhân 

Tư thế nằm nghiêng

Tư thế nằm sấp: dành cho những bệnh nhân bị chướng hơi ở bụng, khó ngủ, bị tổn thương ở vùng lưng. Cần kê gối đỡ vùng mặt, ngực trên của người bệnh, bụng và chêm gối từ dưới đầu gối đến cổ chân. 
 

Tư thế nằm sấp

3. Di chuyển

  Di chuyển người bệnh không đúng cách sẽ gây ra những chấn thương cho người bệnh và cả người chăm sóc. Đặc biệt với những người bệnh là trẻ em hay người cao tuổi thì da và các khớp dễ bị tổn thương nên các chấn thương càng dễ xảy ra.

Các nguyên tắc khi nâng người bệnh để di chuyển

- Vị trí người được nâng và người chăm sóc cùng một mặt phẳng càng tốt.
- Tầm cao lý tưởng của người bệnh khi nâng lên là ngang tầm đầu ngón tay giữa của người chăm sóc để thả dọc xuôi theo thân người chăm sóc.
- Người chăm sóc phải đứng ở tư thế đứng có thể vận dụng tất cả các cơ của mình.
- Cân nặng của người bệnh không vượt quá 35% cân nặng của người chăm sóc.
- Cần giải thích cho người bệnh các bước tiến hành để người bệnh dễ hợp tác.
- Theo dõi sắc mặt, nhịp thở của người bệnh. Nếu người bệnh biến sắc hay kêu khó chịu thì phải ngừng ngay.

4. Vệ sinh cá nhân

Khi chăm sóc người bệnh tại nhà thì việc giữ vệ sinh cá nhân là vô cùng quan trọng. Việc giữ cho cơ thể sạch sẽ làm cho người bệnh giảm bớt các nguy cơ lây nhiễm từ vi khuẩn có hại
Vệ sinh răng miệng: hướng dẫn người bệnh vệ sinh răng miệng chậm nhất là 30 phút sau khi ăn đồ ngọt. Không ăn đồ ngọt thường xuyên giữa các bữa ăn, làm sạch răng thường xuyên bằng nước, đánh răng, kéo chỉ răng.
Gội đầu tại giường:

- Gội đầu ít nhất 1 tuần /lần
- Nếu người bệnh bị chấn thương vùng đầu thì cần cạo sạch tóc trước khi chăm sóc vết thương
- Không gội đầu quá lâu, chỉ giới hạn trong khoảng 10 – 15 phút
- Không gội đầu khi người bệnh đang rét, lạnh, sốt hoặc mệt.

Các bước tiến hành

- Bước 1: cho người bệnh nằm chéo trên giường, đầu bệnh nhân để nơi thành giường.
- Bước 2: lấy khăn bông xếp hình rẻ quạt và kê dưới đầu của bệnh nhân, vắt chéo khăn trước ngực.
- Bước 3: Lấy một miếng ni lông và cuốn các cạnh thành hình thang . Đáy nhỏ của hình thang sẽ đặt dưới gáy của người bệnh và lấy dây buộc lại. Đặt đáy lớn vào một cái xô hay chậu.
- Bước 4: Lấy khăn che trên trán bệnh nhân và lấy bông cho vào lỗ tai để tránh cho việc nước tràn vào tai và mắt của người bệnh.
- Bước 5: Gội đầu cho người bệnh nhẹ nhàng và làm khô bằng khăn, máy sấy tóc.
 Tắm cho người bệnh: Các nguyên tắc khi tắm bệnh nhân cũng giống như với khi gội đầu. Việc tắm cho bệnh nhân được thực hiện bằng cách lau người là chủ yếu và phải làm trong phòng kín gió.
Bước 1: Rửa mặt: Lấy khăn ướt lau từ khóe mắt trong ra ngoài đuôi mắt. Lau mặt, cổ, tai của bệnh nhân.

Bước 2: Rửa tay: Rửa từ tay phía xa của bệnh nhân trước. Lau cánh tay từ nách đến cổ tay theo hình xoắn ốc để kích thích các mạch máu lưu thông. Rửa lần lượt từng ngón tay, bàn tay, kẽ tay,  các móng tay.

Bước 3: Tắm ngực – bụng: Dùng khăn ướt lau theo vòng xoắn ốc từ cổ đến ngực bệnh nhân. Vùng bụng cũng thao tác tương tự. Sau cùng là lau khô.

Bước 4: Rửa chân: Thao tác giống như rửa tay và cánh tay
Bước 5: Tắm lưng: Cho người bệnh nằm nghiêng và lấy khăn ướt tiếp tục lau theo hình xoắn ốc từ cổ cho đến hết vùng lưng. Lấy khăn khô lau sạch lại vùng lưng để tránh lở loét do nằm nhiều.

5. Các hoạt động chăm sóc khác

 Cho bệnh nhân ăn: ăn uống là nhu cầu cần thiết của mọi người ngay cả khi cơ thể trong trạng thái nằm nghỉ thì vẫn tiêu hao năng lượng nhất định. Một người bệnh lại càng cần có chế độ ăn uống phù hợp để có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe và chống lại bệnh tật. Hay nói một cách khác, chế độ ăn uống phù hợp là một trong những yếu tố quyết đến khả năng bình phục của bệnh nhân.
Có 4 phương án để đưa thức ăn vào cơ thể bệnh nhân gồm qua đường miệng, qua ống thông, qua thông vào thẳng dạ dày và qua đường tĩnh mạch. Với trường hợp bệnh nhân chăm sóc tại nhà đa phần là đã tương đối tỉnh táo, cho nên phương pháp cho ăn qua đường miệng hoặc ống thông được dùng nhiều nhất. Còn các phương án khác nên được thực hiện bởi những điểu dưỡng chuyên nghiệp.

Các bước thực hiện
Bước 1: chuẩn bị đồ ăn, thức uống sẵn sàng. Sắp xếp đồ ăn trong khay thật gọn gàng, đẹp mắt để kích thích yếu tố thèm ăn của bệnh nhân.

Bước 2: đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái. Thường là tư thế ngồi hoặc tư thế nửa nằm nửa ngồi như trong phần 1 đã hướng dẫn.
Bước 3: Cho bệnh nhân ăn hoặc bón cho bệnh nhân từng thì một cho đến khi ăn hết
Bước 4: cho bệnh nhân uống nước, vệ sinh răng miệng và nghỉ ngơi.
Bước 5: Ghi nhận các thông tin như ngày ăn, giờ ăn, loại thức ăn, lý do bệnh nhân ăn ít hay nhiều
Tập vận động: Thường xuyên giúp bệnh nhân vận động trong nhà hoặc ngoài trời càng tốt để những người bệnh cảm thấy thoải mái và thư thái hơn. Các hoạt động vận động tùy từng bệnh nhân và loại bệnh mà sẽ có những chỉ dẫn khác nhau từ Bác sĩ.

Dùng thuốc: Việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân chăm sóc tại nhà phải được thực hiện theo đúng 5 chiếu, 5 đúng.

 

img
Zalo