Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả khi đang ngủ, trường hợp này có thể nguy hiểm tính mạnng, gây khó khăn trong điều trị nếu phát hiện trễ.
Đột quỵ là một bệnh lý cần được điều trị ngay khi phát hiện. Tuy nhiên, đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả khi một người đang ngủ. Trong trường hợp này, sẽ không biết chính xác thời điểm xảy ra đột quỵ là thời gian nào. Trong khi việc điều trị đột quỵ cần nắm rõ thời gian khởi phát và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Mặc dù đột quỵ khi đang ngủ thường được coi là có cùng nguyên nhân và cơ chế như các trường hợp đột quỵ khác, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố có thể khiến nguy cơ bị đột quỵ khi ngủ cao hơn so với đột quỵ khi bạn đang tỉnh.
Tuổi
Nguy cơ bị đột quỵ càng cao khi bạn càng lớn tuổi. Trong một nghiên cứu về đột quỵ khi ngủ cho thấy, tuổi trung bình của đột quỵ khi ngủ là 72 tuổi, còn với đột quỵ khác là 70 tuổi.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác với một nhóm mẫu nhỏ hơn, các nhà khoa học nhận thấy những người sống sót sau đột quỵ khi ngủ trẻ hơn đáng kể so với những người bị đột quỵ khi tỉnh.
Rối loạn giấc ngủ
Vai trò của rối loạn giấc ngủ trong việc gây ra hoặc tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ vẫn chưa được hiểu rõ nhưng đây là một lĩnh vực đang được nghiên cứu.
Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Ngoài ra, người bị đột quỵ khi ngủ có nhiều khả năng ngủ ngáy hơn (90,5%) so với những người bị đột quỵ khi tỉnh (70%).
Đột quỵ khi ngủ có thể khiến bạn bỏ qua thời gian vàng điều trị. Ảnh: Freepik
Lipid
Cholesterol cao là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người sống sót sau đột quỵ khi ngủ có lượng lipid kém hơn đáng kể so với những người sống sót sau đột quỵ khi tỉnh.
Huyết áp
Tăng huyết áp (huyết áp cao) là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ nói chung. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tăng huyết áp có liên quan đến tăng nguy cơ nhồi máu não đột quỵ trong khi ngủ.
Hút thuốc
Hút thuốc lá làm tăng khả năng bị đột quỵ, có thể làm tăng nguy cơ bị xuất huyết não (một dạng đột quỵ khi ngủ). Các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ khi ngủ cũng giống như đột quỵ xảy ra vào ban ngày. Điểm khác biệt duy nhất là những triệu chứng này không được nhận thấy cho đến khi người bệnh tỉnh dậy. Ví dụ, một người bị đột quỵ khi ngủ có thể thấy họ bị giảm thị lực khi mở mắt vào buổi sáng. Họ có thể đã làm ướt giường trong đêm hoặc họ có thể thấy cánh tay mình mềm nhũn không thể ngồi dậy trên giường.
Theo VerywellHealth, điều cần thiết là gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu đột quỵ ở bản thân hoặc người khác. Bởi vì thời gian khởi phát đột quỵ không xác định được nên những người bị đột quỵ khi ngủ thường không đủ điều kiện để điều trị tiêu sợi huyết. Đây là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao để khôi phục lưu lượng máu đến não qua các động mạch bị tắc nghẽn, nhưng để đạt tác dụng tốt nhất, tiêu sợi huyết chỉ dùng trong khoảng 3-4 giờ kể từ thời điểm bệnh nhân xuất hiện triệu chứng.
Chẩn đoán hình ảnh thần kinh, chẳng hạn như chụp CT và MRI là một phần quan trọng của điều trị đột quỵ khi ngủ. Các chuyên gia sử dụng hình ảnh thần kinh để xác định thời điểm khởi phát đột quỵ và có hướng điều trị.
Sau khi bệnh nhân ổn định về mặt y tế, việc điều trị đột quỵ khi ngủ cũng tương tự như điều trị cho bất kỳ loại đột quỵ nào khác. Vật lý trị liệu, liệu pháp vận động và trị liệu ngôn ngữ nên bắt đầu trong vòng 24 giờ và tiếp tục chuyên sâu với kế hoạch lấy bệnh nhân làm trung tâm.
Theo một số nghiên cứu, không có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng hoặc kết quả giữa đột quỵ khi ngủ và đột quỵ khác. Nghiên cứu khác chỉ ra rằng những người bị đột quỵ khi ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhưng không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong.
=> Dịch Vụ Đặt và Thay Sonde Tiểu
=> Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà
=> Dịch Vụ Chăm Sóc Y Tế Tại Nhà
=> Dịch Vụ Thay Băng - Cắt Chỉ Tại Nhà
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- DỊCH VỤ CHĂM SÓC Y TẾ TẠI NHÀ
- Hotline: 037 9336039 - 0965834139
- Email: chamsocytetainha.vn@gmail.com
- Website: https://www.chamsocytetainha.vn